
Định nghĩa về phí Funding
Phí funding (funding fee) là khoản phí được tính định kỳ giữa các nhà giao dịch giữ vị thế long (mua) và short (bán) trong hợp đồng tương lai vĩnh cửu (perpetual futures). Khác với các loại phí truyền thống, phí funding không do sàn giao dịch thu mà được trao đổi trực tiếp giữa các nhà giao dịch với nhau.
Cụ thể:
-
Khi funding rate dương, những người nắm giữ vị thế long sẽ trả phí funding cho người giữ vị thế short.
-
Ngược lại, khi funding rate âm, người giữ vị thế short sẽ trả phí cho người giữ vị thế long.
Khoản phí này được thiết kế nhằm duy trì sự cân bằng giữa giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay (spot) trên thị trường. Tùy vào từng sàn giao dịch, thời điểm tính phí có thể khác nhau. Ví dụ, sàn Binance tính phí funding 3 lần mỗi ngày vào các khung giờ 07:00, 15:00 và 23:00. Trong khi sàn dYdX lại áp dụng chu kỳ mỗi giờ một lần, tần suất thu về mức phí thu sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị.

Điểm đáng lưu ý là phí funding chỉ được tính nếu bạn đang giữ vị thế mở đúng thời điểm tính phí. Nếu bạn đóng vị thế trước mốc giờ đó, bạn sẽ không bị tính phí hoặc nhận phí funding.
Vai trò của phí funding trong giao dịch future
Phí funding không chỉ là một loại chi phí đơn thuần mà còn đóng vai trò điều tiết và phản ánh sức khỏe thị trường hoặc cán cân cân bằng của một hoặc nhiều cặp giao dịch nhất định. Loại phí này đảm nhận các chức năng sau:
Cân bằng giá giữa future và spot
Phí funding giúp điều chỉnh sự chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và giá spot:
-
Funding rate dương → giá future cao hơn spot → người giữ long trả phí → khuyến khích mở short → giá future giảm về gần spot.
-
Funding rate âm → giá future thấp hơn spot → người giữ short trả phí → khuyến khích mở long → giá future tăng.
Cơ chế này giúp thị trường duy trì sự ổn định giá giữa hai hình thức giao dịch, giảm thiểu tình trạng hai đồ thị giao ngay và tương lai có mức chênh lệch quá lớn khiến gia tăng tình trạng hoang mang.
Điều tiết tâm lý thị trường
Funding rate cũng là chỉ báo phản ánh tâm lý thị trường:
-
Funding rate dương thể hiện xu hướng thị trường lạc quan, nhiều trader kỳ vọng giá tăng.
-
Funding rate âm phản ánh tâm lý bi quan, thị trường kỳ vọng giá giảm.
Phí funding có thể xác định sự tham lam hoặc sợ hãi của thị trường
Các nhà giao dịch có thể dựa vào đó để đánh giá tâm lý thị trường và đưa ra chiến lược phù hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không phải lúc nào đám đông khiến tỷ lệ phí Funding chênh lệch cũng luôn đúng. Hãy luôn thận trong khi đưa ra quyết định giao dịch cá nhân
Tạo cân bằng cung cầu giữa long và short
Khi một bên (long hoặc short) chiếm ưu thế quá nhiều, phí funding được sử dụng như một công cụ để khuyến khích mở vị thế đối lập, từ đó cân bằng lại trạng thái thị trường.
Phí funding ảnh hưởng gì đến nhà giao dịch?
Trong giao dịch future, đặc biệt với những người nắm giữ vị thế lâu dài, phí funding có thể trở thành yếu tố quyết định thành bại. Với giao dịch ngắn hạn, ảnh hưởng thường không đáng kể. Tuy nhiên, với chiến lược nắm giữ trung hạn hoặc dài hạn, phí funding tích lũy theo thời gian có thể khiến lợi nhuận bị bào mòn hoặc biến lãi thành lỗ.
Nếu bạn mở vị thế long trị giá 10.000 USD (1000 USD cùng đòn bẩy X10) và funding rate là 0.01%, bạn sẽ phải trả 1 USD sau mỗi chu kỳ tính phí. Tuy nhiên nếu phí funding là +2% hoặc -2%, mỗi ngày bạn sẽ phải trả 600 USD nếu sàn giao dịch thu 3 lần trong một ngày, tạo ra khoản lỗ đáng kể
Công cụ theo dõi funding rate
1. Binance
Người dùng có thể trực tiếp theo dõi phí funding của từng cặp giao dịch ngay trên Binance. Tỷ lệ funding của sàn giao dịch này được hiển thị theo thời gian thực nhưng không cho phép so sánh nhiều sàn hoặc xem dữ liệu lịch sử chi tiết như các đơn vị khác ở thời điểm hiện tại

2. Coinglass
Tổng hợp funding rate từ nhiều sàn giao dịch lớn như Binance, OKX, Bybit... Có biểu đồ, thống kê và tính năng nâng cao (một số cần tài khoản trả phí). Đây là một trong số nhiều công cụ cho phép người sử dụng quan sát tổng quan các mức phí funding của nhiều đơn vị cùng một thời điểm

3. Coinalyze
Cung cấp phân tích chuyên sâu về funding rate, open interest, khối lượng giao dịch... thích hợp với các trader chuyên nghiệp. Bảng dữ liệu của Coinalyze rất thích hợp với các nhà giao dịch sử dụng đòn bẩy vì có nhiều dữ liệu liên quan tới các hợp đồng đang được mở của các cặp giao dịch

Rủi ro và hạn chế của phí funding
Dù giúp điều tiết thị trường hiệu quả, tuy nhiên phí funding vẫn có một số mặt hạn chế chứ không phải là một công cụ thuộc hàng chén thánh ở trong thị trường Crypto:
-
Chi phí tăng cao: trong thị trường nghiêng hẳn về một phía, funding rate có thể bị đẩy lên rất cao trong thời gian dài.
-
Biến động lớn: funding rate không cố định, có thể thay đổi đáng kể trong thời gian ngắn.
-
Tăng rủi ro cho lệnh đòn bẩy: nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao dễ bị thanh lý nếu funding fee tăng và giá biến động mạnh.
Chiến lược tận dụng phí funding để tối ưu lợi nhuận
Giao dịch short khi funding rate dương
Khi funding rate dương cao, bạn có thể mở vị thế short để hưởng phí funding từ các nhà giao dịch long. Người dùng không nhất thiết phải giữ lệnh lâu để có thể nhận được phí funding, chỉ cần để lệnh qua thời điểm thu phí là đươc. Việ mở lệnh 5 hoặc 10 giây trước thời điểm thu phí funding là hoàn toàn hợp lệ
Giao dịch trung lập khi mua spot và short future
Chiến lược này giúp nhà đầu tư nhận phí funding mà không chịu rủi ro biến động giá. Đây là một trong nhiều cách mà các quỹ đầu tư hoặc nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng để bảo toàn vị thế của tài sản
-
Mua tài sản tại thị trường spot.
-
Mở vị thế short future với khối lượng tương đương.
Khi funding rate dương, bạn nhận phí funding đều đặn từ phía long mà không lo giá tăng hay giảm vì hai vị thế trung hòa rủi ro lẫn nhau.

Lưu ý khi kiếm tiềm với phí funding
Khi kiếm tiền từ phí funding, người dùng nên chú ý một số yếu tố:
-
Biến động của phí funding: Tỷ lệ phí không cố định mà thay đổi dựa trên tâm lý thị trường và sự chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai và giá Spot. Vì vậy bạn cần xem xét lịch sử biến động Funding Rate để hiểu xu hướng của nó trên các khung thời gian khác nhau.
-
Đòn bẩy: Sử dụng đòn bẩy cao có thể làm tăng cả lợi nhuận lẫn rủi ro. Trong trường hợp giá tài sản biến động mạnh, việc dùng đòn bẩy sẽ khiến tài khoản của bạn dễ bị thanh lý nếu vị thế trước khi kịp nhận tiền từ việc phân bổ phí funding
-
Biến động giá khi thực hiện chiến lược "Spot-Short”: Khi mở và đóng vị thế lớn, đặc biệt trên các thị trường có tính thanh khoản thấp, bạn có thể gặp trượt giá, dẫn đến lợi nhuận bị giảm hoặc chịu thêm chi phí không mong muốn.
-
Tính thanh khoản của tài sản thấp: Nếu tài sản bạn chọn có tính thanh khoản thấp, giá có thể dao động mạnh khi giao dịch khối lượng lớn, dẫn đến trượt giá và tăng rủi ro thanh lý vị thế. Bạn nên chọn tài sản có tính thanh khoản cao như BTC, ETH hoặc các altcoin có volume giao dịch cao.
-
Đóng vị thế đúng lúc: Khi Funding Rate có dấu hiệu giảm hoặc thị trường thay đổi xu hướng, bạn cần cân nhắc đóng vị thế để tránh trường hợp Funding Rate đảo chiều. Đóng vị thế sớm có thể giúp bạn bảo toàn lợi nhuận thay vì đợi đến khi Funding Rate thay đổi ngược lại.
-
Quản lý dòng tiền: Funding Fee thường được tính mỗi 8 giờ. Bạn nên kiểm tra số dư thường xuyên và đảm bảo rằng tài khoản có đủ ký quỹ để duy trì vị thế.
Kết luận
Trong thế giới giao dịch future đầy biến động, phí funding là yếu tố nhà đầu tư không thể xem nhẹ. Việc hiểu rõ cơ chế tính phí, ảnh hưởng tới chiến lược giao dịch và cách tận dụng funding rate để tối ưu hóa lợi nhuận sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Đừng để phí funding trở thành "cái bẫy vô hình" bào mòn lợi nhuận của bạn. Hãy biến nó thành lợi thế bằng sự hiểu biết và chiến lược phù hợp, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu được rủi ro mà bạn phải gánh chịu
- Mã độc Web3 tấn công CoinMarketCap, 110 ví điện tử bị rút sạch tiền
- Thị trường tài chính gia tăng kỳ vọng FED sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp FOMC tháng 7
- Tìm hiểu về Zama - Dự án mã nguồn mở Encryption vừa được Pantera Capital định giá 1 tỷ USD
- Elon Musk mất 12 tỷ USD sau lời đe dọa của tổng thống Trump
- Đạo luật One Big, Beautiful Bill Act được thông qua bởi thượng viện Mỹ