
Three Arrows Capital và cú ngã đột ngột
Su Zhu và Kyle Davies từng đưa Three Arrows Capital (3AC) lên đỉnh cao trong thế giới tiền điện tử. Quỹ đầu cơ này quản lý hàng tỷ USD, nổi tiếng với chiến lược "up only" - tin rằng giá tiền điện tử chỉ tăng. Nhưng khi Bitcoin lao dốc từ 68,000 USD xuống dưới 20,000 USD vào năm 2022, 3AC không còn trụ nổi trước một thị trường đang dần đào thải các vị thế Long.
Quỹ đầu tư này đã vay nợ để đầu tư, nhưng thị trường đảo chiều khiến quỹ không đáp ứng được các lệnh gọi ký quỹ từ các nền tảng. Đến tháng 7/2022, 3AC tuyên bố phá sản. Từ một biểu tượng, họ trở thành tâm điểm của sự sụp đổ dây chuyền trong ngành tiền điện tử
Thị trường tiền điện tử lao đao sau cú ngã của Three Arrows Capital
Sự thất bại của 3AC không chỉ dừng lại ở quỹ này. Nó kéo theo hàng loạt công ty lớn:
-
Voyager Digital: Phá sản, báo cáo 3AC nợ 650 triệu USD.
-
Genesis Global Trading: Thiệt hại từ khoản vay 2.3 tỷ USD.
-
Blockchain.com: Mất 270 triệu USD, sa thải 25% nhân viên.
Thị trường tiền điện tử mất hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị, giảm từ 3 nghìn tỷ xuống dưới 1 nghìn tỷ USD chỉ sau vài tháng. Nhiều chuyên gia, như Sam Bankman-Fried của FTX cũng cho rằng 3AC góp phần lớn vào cú sụp đổ của thị trường.
Cái giá phải trả vì sai lầm của Three Arrows Capital
Nguồn cơn rắc rối bắt đầu từ năm 2021, khi 3AC đặt cược lớn vào Grayscale Bitcoin Trust (GBTC). Họ vay Bitcoin, đổi lấy cổ phiếu GBTC, nhưng khi giá giảm, khoản đầu tư này sụt giảm, gần như rơi tự do. Chưa dừng lại, 3AC tiếp tục đổ 200 triệu USD vào token LUNA. Khi LUNA sụp đổ tháng 5/2022, tài sản của quỹ đầu tư này bốc hơi từ nửa tỷ USD chỉ còn 604 USD.
Thay vì cắt lỗ, Zhu và Davies vay thêm để cứu vãn tình hình của Three Arrows Capital . Nhưng đến tháng 6/2022, họ ngừng liên lạc với đối tác, dẫn đến thanh lý tài sản và phá sản.
Phần kết
Vụ việc này phơi bày sự mong manh của một thị trường dựa trên đầu cơ và những hiểm họa từ việc lạm dụng đòn bẩy trong một hệ sinh thái biến động như tiền mã hóa. Hậu quả từ sự sụp đổ của 3AC để lại những vết sẹo dài lâu: từ việc các công ty lớn như Voyager Digital phá sản, đến niềm tin của nhà đầu tư bị xói mòn.
Nó cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về tính minh bạch, trách nhiệm và nhu cầu cấp thiết phải cải thiện các biện pháp quản lý rủi ro trong một ngành thường hoạt động trong bóng tối.
Khi các cơ quan quản lý ở Singapore và Mỹ siết chặt giám sát, những bài học từ sự tan rã của 3AC có thể định hình lại tương lai của việc đầu tư vào tiền mã hóa. Vụ việc của quỹ đầu tư này là một lời nhắc nhở rõ ràng: trong một thị trường nơi tài sản có thể được tạo ra chỉ qua một đêm, chúng cũng có thể tan biến nhanh chóng không kém.
- Mã độc Web3 tấn công CoinMarketCap, 110 ví điện tử bị rút sạch tiền
- Thị trường tài chính gia tăng kỳ vọng FED sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp FOMC tháng 7
- Tìm hiểu về Zama - Dự án mã nguồn mở Encryption vừa được Pantera Capital định giá 1 tỷ USD
- Elon Musk mất 12 tỷ USD sau lời đe dọa của tổng thống Trump
- Đạo luật One Big, Beautiful Bill Act được thông qua bởi thượng viện Mỹ